Đây là loại xe tải phổ biến trong các loại hình phương tiện giao thông đường bộ của Việt Nam với các đặc điểm sau:
– Hệ khung thành bên phần lớn đều có bửng mở xuống dưới để thuận lợi tháo dỡ hàng bên cạnh thùng xe.
– Phần trên gồm những khung xương cố định không ốp tôn kín.
– Trên nóc là hệ gọng mui được liên kết với thành bên bằng bu lông, phía trên phủ bạt trùm xuống hai thành bên.
– Phía sau là cửa mở hai cánh có tay khoá và bản lề liên kết với thành bên. Cánh cửa sau có thể ốp tôn để đảm bảo an toàn cho hàng hoá được chở và an toàn khi tham gia giao thông.
Những quy định về cải tạo của Nhà Nước đối với xe tải thùng bạt (có mui):
– Chiều Dài của xe sau cải tạo thành thùng bạt không được lớn hơn của xe trước cải tạo.
– Chiều Rộng của xe tải thùng bạt không được lớn hơn 10% của chiều Rộng của cabin xe trước cải tạo.
– Chiều Dài và chiều Rộng của lòng thùng xe tải thùng bạt không được lớn hơn lòng thùng của xe trước cải tạo.
– Với chiều Cao lòng thùng và chiều Cao toàn bộ xe tải thùng bạt được tính theo 1 trong 2 trường hợp sau:
Đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ thiết kế không lớn hơn 5,0 tấn thì chiều Cao lớn nhất (Hmax) của xe được tính theo công thức sau:
Hmax ≤ 1,75. Wt
Trong đó:
Hmax: Chiều cao lớn nhất cho phép của xe (chiều cao toàn bộ)
Wt: Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau với mặt đường (trường hợp trục sau lắp bánh đơn) hoặc khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau phía ngoài với mặt đường (trường hợp trục sau lắp bánh kép).
Chiều cao lòng thùng hàng được đối trừ theo chiều cao toàn bộ xe.
Đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn hơn 5,0 tấn thì không tính theo chiều cao toàn bộ mà tính theo chiều cao lòng thùng hàng:
Ht ≤ 1,07. Wt
Trong đó:
Ht: Chiều cao lớn nhất cho phép của lòng thùng hàng.
Chiều cao toàn bộ xe được đối cộng theo chiều cao lòng thùng hàng.
Nếu chiều cao lòng thùng hàng Ht sau khi tính toán lớn hơn 2150 mm thì chiều cao lòng thùng tối đa cho phép chỉ là:
Ht = 2150 mm
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.